Tin tức & Sự kiện
Blog

Ngành viễn thông cần làm gì để đối mặt với sự thoái trào?

time 01 tháng 08, 2023

So với 10 năm trước, ngành viễn thông hiện tại đang bước vào giai đoạn thoái trào và trở nên “yếu ớt” hơn. Để trụ vững và phát triển trong giai đoạn suy thoái kinh tế, ngành viễn thông cần có những biện pháp mạnh mẽ, nhanh chóng. 


1. Ngành viễn thông là gì?

Ngành viễn thông được hiểu là lĩnh vực chuyên sâu về nghiên cứu, sử dụng các thiết bị, tạo nên mạng lưới truyền dẫn thông tin, phục vụ cho mục đích giao tiếp xuyên biên giới. Còn lĩnh vực Điện tử chuyên nghiên cứu, chế tạo ra các vi mạch điện tử, cũng chính là “bộ não” của các thiết bị thông minh, điều khiển toàn bộ hoạt động.

Có thể hiểu đơn giản, ngành điện tử viễn thông ứng dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra các thiết bị truyền dẫn thông tin. Những sản phẩm quen thuộc đã được đưa vào đời sống hàng ngày có thể kể đến như tivi, điện thoại, máy tính, mạch điều khiển,... 

2. Sự thoái trào của ngành viễn thông di động

Thoái trào của ngành viễn thông di động đã được cảnh báo từ nhiều năm qua với các chỉ báo về xu thế sụt giảm ARPU (Average revenue per user - Doanh thu trung bình trên một khách hàng) viễn thông cũng như doanh thu từ hạ tầng kết nối. Theo thống kê của tổ chức Global Data, trong giai đoạn 2017 – 2021, tốc độ sụt giảm hàng năm ARPU của dịch vụ di động toàn cầu là 2,37%. 

Tại Mỹ, ngành viễn thông cũng lao đao khi người dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu sau thời kỳ đại dịch. Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất nước Mỹ AT&T đã  công bố báo cáo kinh doanh ba tháng đầu năm 2023 không mấy khả quan, khi không đạt kỳ vọng của các chuyên gia phố Wall về ước tính thị trường cũng như doanh thu quý. 

Deutsche Telekom, nhà mạng viễn thông lớn nhất châu Âu cũng công bố doanh thu từ tháng 4 - 6 năm 2022 tại thị trường Đức chỉ đạt 2,1 tỷ euro, trong khi nếu doanh thu tăng trưởng tương xứng với tốc độ tăng trưởng của lưu lượng di động thì con số này phải là 4,9 tỷ euro.

Việt Nam cũng không nằm ngoài làn sóng đó. Theo báo cáo ngành viễn thông 2022,  tổng doanh thu dịch vụ viễn thông đạt 138.000 tỷ đồng, chỉ tăng 1,6% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế của ngành viễn thông năm 2022 ước đạt 44.500 tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm 2021. Năm 2022, đóng góp của ngành viễn thông vào GDP ước đạt 76.452 tỷ đồng (theo Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông). 

Số liệu mới nhất trong 6 tháng đầu năm 2023 cũng cho biết doanh thu toàn ngành ước đạt hơn 1,6 triệu tỷ đồng, giảm 8,66% so với cùng kỳ năm 2022, đạt 39,6% so với kế hoạch năm 2023. Nộp ngân sách Nhà nước đạt 45.405 tỷ đồng, giảm 8,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt 43,66% so với kế hoạch năm 2023.

3. Một số khó khăn ngành viễn thông đang đối mặt

Năm 2023 có thể sẽ là một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử ngành viễn thông bởi ảnh hưởng của hàng loạt sự kiện tiêu cực tác động đồng thời lên ngành này, tạo ra nhiều hậu quả nặng nề. 

Dưới đây là một số thực trạng ngành viễn thông Việt Nam đang phải đối mặt:   

Lạm phát và lãi suất tăng

Lạm phát và lãi suất có khả năng tiếp tục tăng cao tại nhiều thị trường toàn cầu trong đó có Việt Nam, từ đó làm tăng chi phí vốn, ảnh hưởng đến khả năng vay của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Đối với một số nhà mạng có tình hình tài chính yếu thì đây là “cú đẩy” xuống bờ vực của phá sản, tạo hậu quả nghiêm trọng trên toàn hệ sinh thái viễn thông.

Bài toán đầu tư 5G với chi phí lớn

Công nghệ 5G được xem là chìa khóa để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực. Tuy nhiên, nó đi cùng với sự phát triển đồng bộ của các dự án lớn như đô thị thông minh, chuyển đổi số, chính phủ điện tử… 

Đầu tư cho 5G là một cuộc chơi cần nguồn vốn lớn, kéo dài, vì vậy nhà mạng viễn thông nên cân nhắc để tránh bị “hụt hơi” trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện tại.

Xem thêm bài viết: Mạng 5G - Thực tế triển khai tại Việt Nam (Cơ hội và thách thức)


Mạng viễn thông 5G cần được đầu tư với nguồn lực lớn trong thời gian dài - Nguồn ảnh: Internet

Cầu về các dịch vụ viễn thông truyền thống sụt giảm

Thị trường viễn thông ngày càng cạnh tranh với sự tham gia của nhiều công ty viễn thông lớn và nhỏ, cũng như các nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật số khác. 

Không chỉ cạnh tranh với đối thủ cùng ngành, cùng lĩnh vực, doanh nghiệp viễn thông còn phải cạnh tranh với nhà cung cấp dịch vụ OTT (Over the top - dịch vụ phát trực tuyến qua internet). 

Xu hướng chung trên toàn cầu cũng đã cho thấy, nhu cầu sử dụng dịch vụ thoại, tin nhắn văn bản ngày càng giảm (giảm 10-15%/năm) để nhường chỗ cho nguồn thu từ dịch vụ data và các dịch vụ OTT. 

Cuộc gọi video đang chiếm ưu thế hơn so với cuộc gọi thoại truyền thống, đặc biệt là trong bối cảnh COVID-19 với nhiều quy định về giãn cách xã hội thì ứng dụng gọi video này là cầu nối giúp thu hẹp khoảng cách giữa người với người. 

Cuộc gọi thoại thông thường hay tin nhắn văn bản (SMS) không còn là cách thức giao tiếp chính của người dân hiện nay. Với sự bùng nổ của internet, các ứng dụng nhắn tin như Messenger, Zalo, Viber, Whatsapp,… đã lấy đi một lượng lớn khách hàng vốn có. 

Sức hấp dẫn của loại ứng dụng này nằm ở việc chúng đáp ứng nhu cầu đa chiều của khách hàng như: gọi điện bằng video, thu âm, cho phép sử dụng nhãn dán thú vị cùng nhiều tính năng hữu ích khác để cải thiện trải nghiệm người dùng. 



Ứng dụng trò chuyện trực tuyến Messenger vô cùng phổ biến cả trên thế giới cũng như tại Việt Nam - Nguồn ảnh: Internet

Vấn đề bảo mật và quyền riêng tư

Khi ngày càng có nhiều dữ liệu được truyền qua mạng thì bảo mật và quyền riêng tư trở thành một vấn đề “nhức nhối” và quan trọng trong ngành viễn thông để bảo vệ thông tin người dùng. 

Mạng xã hội, cuộc gọi video, tin nhắn, lưu lượng dữ liệu truyền qua mạng là những môi trường dễ bị tấn công, nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân vô cùng cao.

Sự phát triển của các thiết bị Internet of Things (IoT) bao gồm: thiết bị thông minh, cảm biến trong hạ tầng đô thị,... cũng mở ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho hacker, kẻ tấn công mạng xâm nhập,…

Rủi ro trong đầu tư vào công nghệ và hạ tầng số

Hiện nay, các doanh nghiệp viễn thông hàng đầu tại Việt Nam đa phần là doanh nghiệp Nhà nước, bị ràng buộc bởi vốn Nhà nước và không được phép rủi ro. Vậy nên đây chính là lý do mâu thuẫn khiến các nhà mạng không dám mạo hiểm đầu tư vì nó liên quan mật thiết đến thể chế, chính sách nhiều hơn là vấn đề công nghệ. 

Năng lực chuyển đổi số ngành viễn thông còn nhiều thiếu sót

Một số doanh nghiệp viễn thông hiện nay vẫn đang sử dụng hạ tầng kỹ thuật lỗi thời, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về dữ liệu và kết nối, hạn chế khả năng cung cấp dịch vụ số tiên tiến đến khách hàng. 

Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp viễn thông có hệ thống ứng dụng phức tạp, khó tích hợp với nhau. Điều này làm giảm tính linh hoạt, hiệu quả trong quản lý, triển khai dịch vụ mới.

Thiếu hụt đội ngũ nhân lực chất lượng cao cũng là một trong những vấn đề nhức nhối của ngành này bởi sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ cũng như sự cạnh tranh gay gắt với các ngành công nghệ khác. Vì vậy, việc thu hút, đào tạo nhân viên có đủ kỹ năng chuyển đổi số cũng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. 

Xem thêm bài viết: Ngành Điện tử - Viễn thông Việt Nam: Học gì? Học ở đâu? Ra trường làm gì?

4. Ngành viễn thông cần làm gì để thúc đẩy tăng trưởng, giảm tốc độ thoái trào?

Suy thoái nền kinh tế vẫn đang đang hiện hữu và chúng tác động rất lớn đến ngành viễn thông. Để vượt qua thoái trào đồng thời đương đầu với thách thức, ngành viễn thông cần phải có những hành động ngay và luôn.

Đa dạng hóa dịch vụ sản phẩm

Thay vì chỉ tập trung vào việc di chuyển dữ liệu truyền thống, các công ty viễn thông cần nhanh chóng mở rộng sang hệ sinh thái dịch vụ, giải pháp thông minh như truyền hình trực tuyến, giải pháp đám mây, giải pháp an ninh,... 

Đặc biệt, ngành viễn thông có thể tận dụng thêm cơ hội mới như dịch vụ cung cấp hệ thống mạng 5G riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBs), mở rộng dịch vụ IoT, giải pháp ứng dụng và quản lý công nghệ,..

Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra nguồn thu mới, giảm sự phụ thuộc vào một lĩnh vực duy nhất. 


Phát triển thêm dịch vụ IoT sẽ mang lại nguồn thu mới cho ngành viễn thông.  Nguồn ảnh: Internet

Cải thiện trải nghiệm khách hàng: 

Tập trung gia tăng trải nghiệm khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng cá nhân, giúp doanh nghiệp dễ dàng thu hút thêm khách hàng mới, đồng thời phủ sóng sản phẩm của mình ra khắp cả nước. Đây chính là chìa khóa nhằm duy trì doanh thu và phát triển bền vững.   

Mạnh dạn đầu tư vào hạ tầng mạng và công nghệ mới: 

Mặc dù gặp nhiều rủi ro về thể chế chính sách, hạn chế về nguồn lực, việc tiếp tục đầu tư vào công nghệ mới như 5G, AI, IoT cùng các giải pháp kỹ thuật số khác là một bước đi doanh nghiệp viễn thông cần chú trọng đẩy mạnh. 

Tuy nhiên các nhà mạng vẫn cần đo lường chính xác hiệu quả thu về thực tế và điều chỉnh phù hợp với tình hình kinh doanh của từng doanh nghiệp, tránh đầu tư lãng phí.

Tóm lại, sự thoái trào của ngành viễn thông đang diễn ra nhanh hơn bao giờ hết nếu doanh nghiệp không kịp nắm bắt cơ hội để “thay áo” cho mô hình kinh doanh truyền thống. 

Điều này đòi hỏi sự quyết tâm mãnh liệt của chính doanh nghiệp, cùng sự hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp trong ngành và Chính phủ. Chỉ khi cùng nhau họ tìm ra biện pháp nhanh - mạnh, ngành viễn thông mới có thể vượt qua những khó khăn hiện tại, quay lại đường đua phát triển với tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững trong tương lai. 

Nguồn tham khảo:  

https://ictvietnam.vn/di-dong-the-gioi-2023-giua-thoai-trao-cua-nganh-vien-thong-56902.html

https://doanhnhantrevietnam.vn/hao-quang-tat-dan-gan-50-cong-ty-vien-thong-co-the-se-bay-mau-d18986.html






5 bước đơn giản thực hiện hóa mô hình “Văn phòng không giấy”
5 bước đơn giản thực hiện hóa mô hình “Văn phòng không giấy”
time 20/12/2024
Hãy cùng khám phá 5 bước đơn giản để thực hiện hóa văn phòng không giấy một cách nhanh chóng và hiệu quả để tối ưu hóa hoạt động tổ chức, doanh nghiệp!
OCR là gì? Tất tần tật về công nghệ nhận dạng ký tự quang học
OCR là gì? Tất tần tật về công nghệ nhận dạng ký tự quang học
time 20/12/2024
OCR - công nghệ nhận dạng ký tự quang học đang dần trở thành một công cụ không thể thiếu trong thời đại số hóa. Vậy OCR là gì, hoạt động ra sao và được ứng dụng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật trong bài viết dưới đây!
Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại sự an toàn cho xe điện
Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại sự an toàn cho xe điện
time 19/12/2024
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong việc cải thiện độ an toàn và tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của xe điện. Bài viết này sẽ đi sâu vào các khía cạnh của sự phát triển này.
Data Lakehouse là gì? Sự khác biệt so với Data Warehouse và Data Lake
Data Lakehouse là gì? Sự khác biệt so với Data Warehouse và Data Lake
time 25/11/2024
Data Lakehouse (Hồ dữ liệu tích hợp) là giải pháp kiến trúc dữ liệu hiện đại, giúp doanh nghiệp lưu trữ linh hoạt, giảm chi phí và tối ưu phân tích dữ liệu trong kỷ nguyên chuyển đổi số.
Blockchain là gì? Điểm mạnh của Blockchain (Chuỗi khối)
Blockchain là gì? Điểm mạnh của Blockchain (Chuỗi khối)
time 16/08/2024
Một khi dữ liệu đã được mạng Blockchain (Chuỗi khối) chấp nhận, sẽ không cách nào thay đổi được. Cụ thể, chuỗi khối là gì? Hãy cùng tham khảo trong bài viết này.