Tin tức & Sự kiện
Blog

Ứng dụng thực tế của Trí tuệ nhân tạo (AI) đối với chính phủ số

time 18 tháng 08, 2023

Trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được đào sâu khám phá và đưa vào ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả chính phủ số. Ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu AI đã hỗ trợ chính phủ số giải quyết vấn đề như thế nào.

Trong thế giới mà công nghệ “lên ngôi”, các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ sử dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động hóa quy trình làm việc, giảm thiểu tác vụ dư thừa.

Vào tháng 6 năm 2022, Bloomberg (Công ty tài chính, phần mềm, dữ liệu và truyền thông tư nhân có trụ sở tại New York, thành lập vào năm 1981) đã báo cáo rằng chi tiêu cho AI của nhiều chính phủ như Mỹ, Anh, Trung Quốc và Canada đang ngày càng tăng lên.

Chẳng hạn, chính phủ Hoa Kỳ, vào năm 2020, đã cam kết tài trợ hơn 1 tỷ đô la cho AI. Tương tự, vào tháng 3 năm 2021, chính phủ Canada đã cam kết dành hơn nửa tỷ đô la để thúc đẩy các sáng kiến ​​AI của quốc gia.

Khu vực công thường phải xử lý một lượng lớn dữ liệu, vì vậy, việc nâng cao hiệu quả là chìa khóa. Trí tuệ nhân tạo và tự động hóa có thể giúp tăng tốc độ xử lý, giảm thiểu chi phí và nâng cao trải nghiệm của người dân.

Tổng quan về ứng dụng trí tuệ nhân tạo với chính phủ số

Nhiều cơ quan chính phủ đã bắt đầu đầu tư vào công nghệ AI để giải quyết những vấn đề khác nhau của khu vực công. Một báo cáo của Deloitte về trường hợp sử dụng AI trong chính phủ nói rằng: 70% lãnh đạo doanh nghiệp ủng hộ các dự án dựa trên AI của chính phủ.

80% cơ quan chính phủ đang ở giai đoạn đầu hoặc đang phát triển để đạt đến sự trưởng thành về kỹ thuật số. Đến năm 2024, 75% chính phủ sẽ triển khai hoặc đã triển khai ít nhất ba sáng kiến ​​siêu tự động hóa đối với toàn bộ doanh nghiệp.

Một lý do chính để sử dụng AI trong quy trình của chính phủ là công nghệ này có thể giải phóng hàng triệu giờ lao động, cho phép nhân viên chính phủ tập trung vào nhiệm vụ quan trọng hơn, đồng thời giúp chính phủ cung cấp dịch vụ cho công chúng nhanh hơn.

Một cuộc khảo sát khác của Deloitte ước tính rằng việc tự động hóa các nhiệm vụ của nhân viên chính phủ có thể tiết kiệm khoảng 96,7 triệu đến 1,2 tỷ giờ lao động, từ đó dẫn đến tiết kiệm hàng năm khoảng 41,1 tỷ đồng.

Việc triển khai AI trong chính phủ tất nhiên còn tồn tại nhiều thách thức. Kiến ​​thức chuyên môn về AI cần được phổ biến, phát triển rộng rãi tới nhân viên chính phủ. Bên cạnh đó, cơ quan chính phủ cũng phải quan tâm đến trách nhiệm giải trình của AI vì những sáng kiến ​​này ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn công cộng và quốc gia. 

Deloitte đã xác định một số khía cạnh chính mà khu vực công nên tập trung để xây dựng những ứng dụng trí tuệ nhân tạo đáng tin cậy:

  • Công bằng và vô tư: Giảm sự phân biệt đối xử, thành kiến ​​lịch sử, chủng tộc và giới tính từ việc ra quyết định nhờ AI.

  • Minh bạch và có thể giải thích: Giúp người dùng hiểu thuật toán AI.

  • Chịu trách nhiệm: Đưa ra chính sách phù hợp, đảm bảo trách nhiệm giải trình của hệ thống AI, đặc biệt là đối với các ứng dụng quan trọng.

  • An toàn và bảo mật: Giảm rủi ro an ninh mạng bằng cách áp dụng phương pháp tích hợp kiểm thử bảo mật ở mọi giai đoạn của quy trình phát triển phần mềm (DevSecOps) để đảm bảo tính bảo mật của hệ thống AI.

  • Quyền riêng tư: Đảm bảo tuân thủ quy định về quản lý dữ liệu và quyền riêng tư theo GDPR (Quy định bảo vệ dữ liệu chung) và CCPA (Đạo luật về quyền riêng tư của người tiêu dùng ở California).

  • Mạnh mẽ và đáng tin cậy: Duy trì kết quả chính xác, nhất quán khi hệ thống AI mở rộng quy mô cho nhiều đối tượng hơn.

Những thách thức này khiến việc đáp ứng yêu cầu về ngân sách dành cho nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, khi AI trưởng thành và khả năng tiếp cận công chúng tăng lên, xu hướng này có thể sẽ thay đổi trong vài năm tới.


Dù còn nhiều thách thức nhưng không thể phủ nhận lợi ích AI mang đến cho lĩnh vực công - Ảnh: Internet

Chính phủ số ứng dụng trí tuệ nhân tạo cải thiện dịch vụ công

Dưới đây là một số ứng dụng của trí tuệ nhân tạo mang đến nhiều lợi ích cho chính phủ số:

1. Phân tích lưu lượng truy cập giao thông

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có 1,3 triệu người chết vì tai nạn giao thông hàng năm. Bằng cách áp dụng hiệu quả trí tuệ nhân tạo trong giao thông vận tải, chính phủ có thể làm thuyên giảm đáng kể những vấn đề liên quan tới an toàn đường bộ.

Nhờ những tiến bộ công nghệ như thị giác máy tính, phát hiện đối tượng, theo dõi bằng máy bay không người lái và hệ thống camera giao thông thông minh, các tổ chức chính phủ có thể phân tích dữ liệu sự cố và đánh dấu những khu vực có khả năng xảy ra tai nạn cao.

Nhờ đó, họ có thể áp dụng biện pháp an toàn đường bộ bổ sung để ngăn ngừa rủi ro trong tương lai, cũng như nhanh chóng, kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra trên tuyến đường.

Ngoài ra, AI và các thuật toán máy học cung cấp kết quả phân tích dựa trên dữ liệu, hỗ trợ đơn vị chức năng kiểm soát lưu lượng giao thông, ngăn ngừa tai nạn và tắc nghẽn, giám sát hậu cần, cải thiện an toàn giao thông đường bộ.

Bộ Năng lượng Hoa Kỳ đã phát triển một công cụ AI có tên là Transportation State Estimation Capability - TransSEC (Tạm dịch: Công cụ Ước tính Trạng thái Vận chuyển). Nó sử dụng công nghệ máy học để phân tích lưu lượng giao thông, thậm chí từ dữ liệu giao thông không đầy đủ hoặc thưa thớt, để đưa ra ước tính về chuyển động của phương tiện ở cấp độ đường phố theo thời gian thực.

GRIDSMART là một hệ thống dựa trên AI khác, sử dụng thị giác máy tính và phát hiện đối tượng để theo dõi tất cả đối tượng chuyển động trong tầm nhìn. Hệ thống sử dụng camera mắt cá (fisheye camera) có ống kính góc siêu rộng, giúp theo dõi mọi đoạn đường và cung cấp thông tin hữu ích cho đơn vị quản lý giao thông.


Ứng dụng trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho ngành giao thông vận tải - Ảnh: Internet

Xem thêm bài viết: 6 Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) mang tính cách mạng trong ngành Giao thông

2. Chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để chăm sóc sức khỏe đã đạt được một số bước đột phá trong khoa học y tế, từ việc hỗ trợ người dân chăm sóc sức khỏe chủ động, phát hiện và phòng ngừa bệnh sớm đến cung cấp thông tin phục vụ quá trình ra quyết định lâm sàng.

Trí tuệ nhân tạo cho phép theo dõi sức khỏe bệnh nhân theo thời gian thực, bao gồm các chỉ số: Cân nặng, chiều cao, lượng đường trong máu, mức độ căng thẳng, nhịp tim,... Sau đó, nó cung cấp thông tin này cho hệ thống chăm sóc sức khỏe. Hệ thống này có thể thông báo cho bác sĩ, chuyên gia y tế về mọi rủi ro có thể xảy ra.

Chính phủ tận dụng AI để cung cấp dịch vụ y tế hiệu quả hơn cho người dân. Chẳng hạn, trong thời kỳ đại dịch, AI đã có nhiều tác động đến việc phát hiện và kiểm soát vi rút COVID-19.

Tại Vương quốc Anh, Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) đưa ra sáng kiến ​​nhằm thu thập dữ liệu liên quan đến bệnh nhân COVID để hiểu rõ hơn về loại vi-rút này. Thông qua nhiều quan hệ đối tác khác nhau, NHS đã thiết lập một cơ sở dữ liệu mã nguồn mở về hình ảnh X-quang ngực của bệnh nhân trên khắp Vương quốc Anh.

Sáng kiến ​​này nhằm mục đích phát triển kỹ thuật học sâu, từ đó cung cấp dịch vụ chăm sóc tốt hơn cho bệnh nhân nhập viện.

Tương tự, NHS đã phát triển một công cụ AI có thể phát hiện bệnh tim chỉ trong 20 giây, khi bệnh nhân vẫn đang nằm trong máy quét cộng hưởng từ (MRI). Trong khi thông thường, bác sĩ sẽ mất ít nhất 13 phút hoặc hơn để phân tích thủ công các bản quét MRI của bệnh nhân.

Tương tự như vậy, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ sử dụng công cụ AI để hợp lý hóa việc theo dõi và báo cáo vi rút bại liệt. Công cụ này có thể xác định, phân loại vi-rút và tạo thành những cụm báo cáo bệnh lý khác nhau.

Hệ thống giám sát hội chứng của chính phủ Úc (PHREDSS) theo dõi triệu chứng của bệnh nhân hàng ngày để có thể xác định đợt bùng phát dịch bệnh mới nổi và thiết lập chính sách y tế phù hợp.

Xem thêm bài viết: Ý nghĩa của trí tuệ nhân tạo với ngành Y tế - Chăm sóc sức khỏe

3. Giám sát cơ sở hạ tầng quy mô lớn

Quản lý thủ công là một thách thức trong việc giám sát bất động sản đối với chính phủ trên khắp thế giới. Những thách thức này mở đường cho việc ứng dụng AI nhằm tự động hóa việc giám sát và quản lý tài sản.

Một công ty tư vấn của Pháp là Capgemini đã hợp tác với Google để phát triển phần mềm AI có khả năng phân tích hình ảnh trên không, phát hiện tài sản không được khai báo. 

Phần mềm này đã phát hiện ra 20.000 hồ bơi không được khai báo trên khắp nước Pháp. Điều này đã giúp cơ quan thuế của Pháp thu thêm 10 triệu euro tiền thuế.  Hơn nữa, các nhà chức trách cho biết họ sẽ sử dụng phần mềm này để xác định sân chơi, ban công và phần mở rộng khác trong căn nhà không được khai báo.

Tương tự, tại Hoa Kỳ, tổ chức chính phủ và công ty bảo hiểm sử dụng công cụ AI để xác định bất kỳ thay đổi nào về cơ sở hạ tầng hoặc tài sản. Công ty của Úc - NearMap đã phát triển công cụ AI cung cấp khả năng nhận dạng và phân đoạn đất đai từ hình ảnh chụp từ trên không. Công cụ này được đào tạo dựa trên 380.000 dặm diện tích dữ liệu hình ảnh trên khắp Hoa Kỳ và Úc.

Tóm lại, AI trong chính phủ cho phép các cơ quan chức năng thực thi chính sách hiệu quả, hỗ trợ giám sát cơ sở hạ tầng tốt hơn để phòng chống trốn thuế và thay đổi tài sản bất hợp pháp.


Elcom đã và đang phát triển ứng dụng AI trong viễn thám phục vụ mục đích bảo đảm an ninh Quốc phòng

4. Xử lý một lượng lớn dữ liệu

Tất cả các bộ phận thuộc khu vực công thường giải quyết rất nhiều thủ tục, giấy tờ. Việc nhập hoặc xác minh dữ liệu thủ công tiêu tốn rất nhiều thời gian và nguồn lực, gây khó khăn cho cả đơn vị hành chính công và người dân.

Một báo cáo của tạp chí Governing cho thấy 53% nhân viên chính quyền địa phương không thể hoàn thành công việc đúng hạn do các hoạt động xử lý thủ tục giấy tờ thủ công, thu thập dữ liệu và báo cáo. Công việc tồn đọng liên tục chồng chất, gây ra sự chậm trễ kéo dài trong quy trình làm việc.

Tự động hóa dựa trên trí tuệ nhân tạo, xử lý công việc lặp đi lặp lại, nhận dạng giọng nói, dịch máy và thị giác máy tính,... giúp cải thiện tốc độ, quy mô và khối lượng công việc được xử lý.

Công cụ nhập dữ liệu - OCR (Nhận dạng ký tự quang học) có thể xử lý các kết xuất tài liệu lớn chỉ trong vài phút thay vì hàng giờ như hệ thống cũ.

5. Tự động hóa tác vụ: Chatbots

Chính phủ, cơ quan quản lý xã hội cần tương tác với công chúng hàng ngày để giải quyết thắc mắc của họ. Chatbot AI có thể tự động hóa tương tác một cách hiệu quả, cho phép con người tập trung vào thực hiện những nhiệm vụ phức tạp hơn.

Chatbot trí tuệ nhân tạo cung cấp nền tảng kiến ​​thức toàn diện cho công dân với sự hỗ trợ đa ngôn ngữ và thu thập phản hồi của công dân trên quy mô lớn.

6. Phòng chống tấn công mạng

Các cơ quan chính phủ nắm giữ rất nhiều dữ liệu quốc phòng và cộng đồng quan trọng. Điều này khiến họ trở thành mục tiêu của những cuộc tấn công mạng. Bất kỳ sự xâm nhập nào vào cơ sở dữ liệu chính phủ đều ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và làm tổn hại lòng tin của công chúng.

Đưa trí tuệ nhân tạo vào quy trình làm việc của chính phủ cho phép ngăn chặn hoặc giảm thiểu các cuộc tấn công mạng. Sử dụng AI, các tổ chức chính phủ có thể:

  • Theo dõi hoạt động mạng bất thường và điểm xâm nhập

  • Xác định lỗ hổng dữ liệu tiềm ẩn và củng cố hạn chế truy cập vào dữ liệu quan trọng

  • Cải thiện độ chính xác của hệ thống phát hiện xâm nhập

  • Mô phỏng cuộc tấn công mạng trong môi trường được kiểm soát để xác định lỗ hổng hệ thống

  • Tự động vá lỗi hệ thống và cập nhật bảo mật

6. Hoạch định chính sách thông minh hơn

Các cơ quan và nhà hoạch định chính sách có thể tận dụng trí tuệ nhân tạo để tiến hành hoạch định chính sách thông minh, lấy người dân làm trung tâm. Công cụ AI cung cấp kết quả phân tích nâng cao về dữ liệu công khai, cho phép nhà hoạch định chính sách xác định những vấn đề mới nổi liên quan đến khu vực và thành phần của họ.

Trí tuệ nhân tạo - AI nắm giữ tiềm năng to lớn để cải thiện dịch vụ chính phủ. Dựa trên công nghệ tiên tiến, cơ quan chính phủ có thể cắt giảm chi phí lao động, tăng tốc quy trình, tiết kiệm thời gian làm việc và cung cấp dịch vụ nhanh chóng, trơn tru hơn cho công chúng.

Nguồn tham khảo:

https://www.v7labs.com/blog/ai-in-government#processing-large-amounts-of-data


5 bước đơn giản thực hiện hóa mô hình “Văn phòng không giấy”
5 bước đơn giản thực hiện hóa mô hình “Văn phòng không giấy”
time 20/12/2024
Hãy cùng khám phá 5 bước đơn giản để thực hiện hóa văn phòng không giấy một cách nhanh chóng và hiệu quả để tối ưu hóa hoạt động tổ chức, doanh nghiệp!
OCR là gì? Tất tần tật về công nghệ nhận dạng ký tự quang học
OCR là gì? Tất tần tật về công nghệ nhận dạng ký tự quang học
time 20/12/2024
OCR - công nghệ nhận dạng ký tự quang học đang dần trở thành một công cụ không thể thiếu trong thời đại số hóa. Vậy OCR là gì, hoạt động ra sao và được ứng dụng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu tất tần tật trong bài viết dưới đây!
Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại sự an toàn cho xe điện
Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại sự an toàn cho xe điện
time 19/12/2024
Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trong việc cải thiện độ an toàn và tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của xe điện. Bài viết này sẽ đi sâu vào các khía cạnh của sự phát triển này.
Data Lakehouse là gì? Sự khác biệt so với Data Warehouse và Data Lake
Data Lakehouse là gì? Sự khác biệt so với Data Warehouse và Data Lake
time 25/11/2024
Data Lakehouse (Hồ dữ liệu tích hợp) là giải pháp kiến trúc dữ liệu hiện đại, giúp doanh nghiệp lưu trữ linh hoạt, giảm chi phí và tối ưu phân tích dữ liệu trong kỷ nguyên chuyển đổi số.
Blockchain là gì? Điểm mạnh của Blockchain (Chuỗi khối)
Blockchain là gì? Điểm mạnh của Blockchain (Chuỗi khối)
time 16/08/2024
Một khi dữ liệu đã được mạng Blockchain (Chuỗi khối) chấp nhận, sẽ không cách nào thay đổi được. Cụ thể, chuỗi khối là gì? Hãy cùng tham khảo trong bài viết này.