Tin tức & Sự kiện
Thị trường - Công nghệ

Ứng dụng IoT trong giáo dục thông minh

time 26 tháng 10, 2023

Internet of Things là một trong những động lực tạo ra thay đổi trong lĩnh vực giáo dục thông qua việc ứng dụng công cụ kỹ thuật số.

Công nghệ kết nối vạn vật (IoT) khiến hệ thống giáo dục truyền thống trở nên hiệu quả và toàn diện hơn.

Điện thoại thông minh và máy tính bảng trong lớp học kỹ thuật số đang được học sinh sử dụng ở hầu hết mọi lứa tuổi. Việc giải thích các quy trình phức tạp thông qua thực tế tăng cường (AR) và đồ họa giúp học sinh có hiểu biết sâu hơn. 

Ngoài ra, trường học và cơ sở giáo dục cũng bắt đầu lưu giữ hồ sơ theo dõi trực tuyến trong thời gian thực về sự tiến bộ của học sinh trên cổng thông tin của họ.

Các nền tảng học tập đang phát triển với lớp học trực tuyến, bài giảng được ghi hình sẵn. Tất cả đều kết nối với một máy chủ và phần mềm đặc biệt được cá nhân hóa cho mục đích giáo dục. 

Những điều này là cách IoT đã tạo nên “cơn bão” trong thế giới giáo dục.

Xem thêm bài viết: IoT là gì? Lợi ích và ứng dụng công nghệ Internet vạn vật

Tại sao nên ứng dụng IoT trong giáo dục?

Giáo dục là một trong những lĩnh vực thích ứng nhanh chóng và hiệu quả nhất trong việc triển khai thiết bị IoT theo mục đích sử dụng. Nhờ đó, quá trình học tập trở nên hợp tác, tương tác và dễ tiếp cận hơn đối với tất cả mọi người. 

Các thiết bị IoT cung cấp cho học sinh quyền truy cập đáng tin cậy vào tài liệu học tập, kênh thông tin liên lạc, mang đến hiểu biết sâu sắc, đồng thời cung cấp cho giáo viên khả năng đo lường tiến độ học tập của học sinh theo thời gian thực.

Trong đại dịch Covid-19, IoT đã góp phần lớn trong việc chuyển đổi phương pháp giảng dạy từ truyền thống sang kỹ thuật số với nhiều lợi ích và mang lại những kết quả nổi bật.

Ứng dụng IoT trong giáo dục

IoT đóng vai trò không nhỏ trong quá trình phát triển của nền giáo dục thông minh. Dưới đây là một số ứng dụng của Internet vạn vật trong giáo dục hiện nay.

1. Phát triển phương pháp giáo dục

Khi nói về IoT trong giáo dục, thông thường chủ yếu đề cập đến việc kết hợp các thiết bị thông minh dựa trên internet và kỹ thuật số cho học sinh và giáo viên tại cơ sở giáo dục.

Nền tảng giáo dục hiện đại đang điều chỉnh những thiết bị như: Sách điện tử có thể tải xuống, có tính năng thu phóng, lưu trữ; Bảng thông minh thay vì bảng đen dễ dàng xóa và viết, hiển thị được cả hình ảnh và nội dung bài học dưới dạng đồ họa đặc sắc,...

Những thiết bị như vậy được kết nối với một máy chủ trung tâm, dễ dàng kiểm soát, giám sát việc phân loại giáo trình và chủ đề cho học sinh.

Không chỉ vậy, hệ thống ra lệnh bằng giọng nói của giáo viên; hệ thống ghi chú dựa trên lời nói cho học sinh; camera an ninh thông minh; xe buýt trường học được trang bị thiết bị theo dõi GPS; hệ thống cảnh báo thảm họa; máy tính bảng và điện thoại thông minh kết nối ứng dụng giáo dục;... đang thay đổi cách trường học truyền thống giảm dạy.

Những tính năng này giúp phụ huynh an tâm hơn, học sinh dễ dàng tiếp cận kiến thức và giáo viên có phương pháp truyền đạt hiệu quả hơn. 

Trên thực tế, không thể thực hiện chuyển đổi hoàn toàn nền giáo dục ngay lập tức. Tuy nhiên, những thiết bị IoT đã đề cập tới và hơn thế nữa sẽ ngày càng được cá nhân hóa và trở thành một thành phần không thể thiếu trong quá trình dạy, học.


Thiết bị IoT thông minh phục vụ hiệu quả cho quá trình học tập - Ảnh: Internet

2. Điểm danh tự động

Sự chuyên cần của học sinh là mối quan tâm của giáo viên, trường học và phụ huynh. Do đó, điểm danh là một trong những việc quan trọng diễn ra hàng ngày. IoT có thể giúp cung cấp giải pháp tự động cho nhiệm vụ này, ghi nhận dữ liệu hoàn toàn chính xác, khách quan.

Điểm danh bằng khuôn mặt, vân tay hay dòng mã riêng của học sinh được thực hiện trước khi học sinh bước vào lớp học. Điều này sẽ cho phép giáo viên dành nhiều thời gian hơn vào việc giảng dạy. Đồng thời, những hệ thống này thường trang bị thêm tính năng gửi tin nhắn trực tiếp đến phụ huynh nếu học sinh vắng mặt.

3. Đảm bảo an toàn

Hầu hết các trường học hiện nay đều thiếu cơ sở hạ tầng để phát hiện dấu hiệu cũng như cảnh báo tình trạng trộm cắp, lạm dụng, tấn công tình dục, bạo lực học đường,... Cũng như không có kế hoạch dự phòng thích hợp trong trường hợp xảy ra thảm họa hoặc trường hợp khẩn cấp.

IoT có thể hỗ trợ giải quyết những vấn đề như vậy ở mức độ rộng lớn, những tình trạng, hành vi bất thường được ghi nhận trên camera có thể được xử lý ngay lập tức nhờ hệ thống internet rộng lớn nhanh chóng truyền thông tin về khu vực xử lý.

Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, cảm biến dựa trên IoT có thể kích hoạt cảnh báo ở khu vực xảy ra sự cố chính xác, nhanh chóng để bộ phận xử lý kịp thời phát hiện và hành động. Ngoài ra, nếu bất cứ ai cố gắng đột nhập, khóa cửa thông minh của trường thông qua các cảm biến sẽ tự động phát tín hiệu cảnh báo gọi trợ giúp.

4. Học từ xa

Các hệ thống dựa trên IoT có tính năng lưu trữ và hình thành dữ liệu thông qua những phần mềm đặc thù. Nhiều ứng dụng cho phép người dùng truy cập dữ liệu bằng id và mật khẩu từ bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào.

Điều này giúp ích cho những người gặp khó khăn trong việc đi học trực tiếp tại cơ sở giáo dục, chẳng hạn như trong thời điểm giãn cách xã hội vì dịch bệnh, học sinh sống ở vùng sâu, vùng xa,...

Lớp học trực tiếp, bài giảng được ghi hình trước, bộ câu hỏi đánh giá dựa trên hệ thống kiến thức đã được học, cổng thông tin giáo dục trực tuyến tạo ra một cách tiếp cận toàn diện cho người học từ xa.

Ví dụ điển hình trong đại dịch COVID-19, quá trình giảng dạy và học tập hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào hình thức học tập trực tuyến. Việc cung cấp tài liệu, giảng dạy, đánh giá kết quả trực tuyến đã giúp học sinh không bị bỏ lỡ việc học do ảnh hưởng nặng nề, kéo dài của dịch bệnh.

5. Tăng cường tương tác và năng suất

Những lớp học có tích hợp công nghệ thực tế tăng cường (AR) giúp học sinh tương tác nhiều hơn. Khi người học hiểu sâu sắc và rõ ràng hơn về một vấn đề nào đó, họ cũng có thể suy nghĩ xa những gì được học trong lớp, cũng như chủ động giao tiếp, nói ra những suy nghĩ, thắc mắc của mình.

Thiết bị và hệ thống dựa trên IoT hoạt động hiệu quả hơn bằng cách sử dụng thực tế tăng cường. Thực tế tăng cường được hiểu là một phiên bản nâng cao của thế giới thực, được trình bày một cách dễ hiểu hơn với sự trợ giúp của công cụ máy tính, thiết bị thông minh.

AR với đồ họa và âm thanh hiển thị sống động cung cấp trải nghiệm học tập nâng cao thông qua hình ảnh 3D về chủ đề đang được giảng dạy. Những tài liệu học tập như vậy được cơ quan quản lý cập nhật từ từ trong hệ thống trường học và cổng thông tin điện tử, cho phép học sinh tìm và theo dõi nhiều chủ đề khác nhau, được mô tả vô cùng sinh động. 

Phương pháp học tập tương tác này khiến học sinh quan tâm hơn đến việc tham gia vào các hoạt động tại lớp học, thậm chí là tự học thông qua việc quét mã trên sách để xem phiên bản kỹ thuật số của những nội dung đó.

Xem thêm bài viết: Thực tế tăng cường trong giáo dục thông minh: Cách học thú vị

6. Giáo dục đặc biệt

Trước đây, có khá nhiều khó khăn đối với cơ sở giáo dục trong việc giảng dạy đối với những học sinh có thể chất đặc biệt. Nhờ kết hợp công cụ IoT và thiết bị thông minh, chương trình giảng dạy đang được sửa đổi và môi trường lớp học dần cải thiện về âm thanh, ánh sáng để đáp ứng nhu cầu học tập đặc biệt của học sinh khuyết tật.

Ví dụ, học sinh khiếm thị có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ hệ thống găng tay kết nối cảm biến và máy tính bảng để tạo ra văn bản bằng lời nói.


IoT hỗ trợ quá trình học tập của trẻ khuyết tật - Ảnh: Internet

Kết luận

Các giải pháp IoT trong giáo dục góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên toàn cầu bằng cách làm cho kiến thức trở nên dễ hiểu và dễ tiếp cận với tất cả mọi người. IoT đang được triển khai ở một số trường học trên thế giới với tốc độ áp dụng khác nhau vì trên thực tế, đây là một khoản đầu tư đắt đỏ. 

Tuy nhiên, với những lợi ích mà công nghệ này mang lại, Internet vạn vật trong giáo dục xứng đáng được đầu tư mạnh mẽ hơn. Gần đây, rất nhiều nền tảng giáo dục mới đang xuất hiện do thiết bị hỗ trợ IoT đi kèm với các tính năng giáo dục mở rộng trở nên ngày càng thuận tiện, dễ sử dụng và an toàn cho giáo viên và học sinh.

Nguồn tham khảo: 

https://www.analyticssteps.com/blogs/8-applications-iot-education


GenAI thay đổi cách doanh nghiệp hoạt động
GenAI thay đổi cách doanh nghiệp hoạt động
time 26/04/2024
AI tạo sinh - Generative AI (GenAI) được nhiều doanh nghiệp tận dụng để tăng cường khả năng sáng tạo của con người, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong tổ chức.
GenAI trong giai đoạn số hóa: Cơ hội và thách thức
GenAI trong giai đoạn số hóa: Cơ hội và thách thức
time 26/04/2024
AI tạo sinh (GenAI - Generative AI) cho thấy tiềm năng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển theo nhiều cách. Doanh nghiệp có nhiều cơ hội để ứng dụng GenAI, tuy nhiên cũng cần phải vượt qua nhiều thách thức ban đầu.
Top 11 đồng metaverse coin đáng quan tâm nhất 2024
Top 11 đồng metaverse coin đáng quan tâm nhất 2024
time 17/04/2024
Mỗi đồng metaverse coin đều có thể mang đến cơ hội tham gia vào thế giới kỹ thuật số, đồng thời giúp nhà đầu tư thu lại nguồn lợi nhuận hấp dẫn.
Digital HR là gì? Vai trò của chuyển đổi số trong ngành nhân sự
Digital HR là gì? Vai trò của chuyển đổi số trong ngành nhân sự
time 16/04/2024
Quản trị nhân lực số (Digital HR) ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của doanh nghiệp và làm sao để phát huy tiềm năng của nguồn nhân lực trong thời đại chuyển đổi số?
Quản trị số là gì? Tìm hiểu về mô hình quản trị số
Quản trị số là gì? Tìm hiểu về mô hình quản trị số
time 15/04/2024
Quản trị số được coi là một trong những hướng đi chiến lược nhằm giúp doanh nghiệp và các tổ chức khu vực công không ngừng đổi mới trong thời đại chuyển đổi số hiện nay.